Giảm 5% cho tất cả đơn hàng
Miễn phí vận chuyển đơn hàng trên 1tr5
Tài khoản Tài khoản
Hotline 0978617939
Giỏ hàng 0

So sánh

So sánh

0 sản phẩm

Yêu thích

Yêu thích

0 sản phẩm

Giỏ hàng

Giỏ hàng

0 sản phẩm
Kim khí Hoàng Sơn

Giấy nhám là gì? Cấu tạo & Phân loại giấy nhám

02 tháng 06 2024
Hoàng Sơn

Giấy nhám hay còn gọi là giấy ráp (Tên tiếng Anh là sandpaper/glass paper) là vật liệu có tác dụng làm mài mòn các bề mặt sản phẩm từ gỗ, nhựa, kim loại,… Được sử dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động thường ngày và các ngành công nghiệp. 

Giấy chà nhám được sử dụng để loại bỏ một lượng nhỏ vật liệu trên bề mặt sản phẩm hoặc tạo độ mịn cho sản phẩm. Nhằm mục đích giúp cho sản phẩm có tính thẩm mỹ cao hơn.

Ngày nay, bên cạnh việc chà nhám bằng tay thì cũng đã xuất hiện các dụng cụ máy chà nhám bằng tay. Máy chà nhám bằng tay giúp nâng cao hiệu quả và tiết kiệm được thời gian. Có thể nói rằng, giấy chà nhám là một sự thay thế hữu hiệu và tiện ích cho các loại đá mài được sử dụng như trước kia.

Cấu tạo của giấy nhám

Giấy nhám được cấu tạo từ 3 thành phần chính, bao gồm: Hạt nhám, keo dính và lớp nền. Trong đó:

  • Hạt nhám: Còn gọi là hạt mài, là thành phần cấu tạo chính tạo nên giấy nhám. Đây còn là thành phần tạo ra chức năng chính của nó. Hiện nay, hạt nhám có nhiều loại như đá lửa, Garnet, Emery, Oxit nhôm, Alumina-zirconia.
  • Keo dính: Có tác  dụng chính giúp cố định các hạt đá trên lớp nền.

 

  • Lớp nền: Thường biết đến với tên gọi là giấy hoặc vải. Tùy vào thành phần lớp nền mà có tên gọi khác nhau. Nếu là giấy thì người ta gọi là giấy nhám, nếu là vải thì được gọi là vải nhám. Nhiệm vụ chính của lớp nền là dùng để chứa hạt nhám.

Công dụng của giấy nhám 

  • Giấy nhám có tác dụng mài mòn

    Với cấu tạo từ các hạt cát, giấy nhám đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mài mòn vật liệu. Nó có thể thực hiện trên nhiều bề mặt khác nhau như chà tường, sắt, gỗ hoặc kim loại,.. Giúp dễ dàng loại bỏ lớp thô ráp của bề mặt và giúp cho bề mặt được phẳng hơn, chuẩn bị cho các công đoạn tiếp theo. Giấy nhám còn được sử dụng trong việc loại bỏ lớp sơn cũ để có thể sửa chữa, sơn lại lớp sơn mới.

Ngoài ra, trong ngành chế biến gỗ, giấy nhám còn giúp mài vẹt tròn những góc cạnh. giúp cho các sản phẩm được tròn hơn và dễ dàng thực hiện các thao tác. Các hạt Grit cấu tạo trên bề mặt giấy nhám giúp giấy nhám thực hiện được chức năng này.

Tác dụng đánh bóng, đánh thô bề mặt

Trên thực tế, giấy nhám còn có công dụng đánh bóng bề mặt kim loại rất tuyệt vời. Tại các cơ sở sản xuất hiện nay, người ta dùng giấy nhám để làm bóng các vật liệu và gia tăng độ ma sát, mềm mịn của các bề mặt vật liệu.

Sau khi hoàn thành xong công đoạn đánh bóng, chúng ta mới tiếp tục thực hiện các công đoạn sơn, vecni bảo vệ,… Từ đó, sản phẩm được tô điểm bằng các màu sơn mới, hạn chế tình trạng mối mọt hoặc bị rỉ sét.

Phân loại thấy nhám

Theo hình dạng

  • Giấy nhám vòng: Là loại giấy được sản xuất dành riêng cho máy nhám thùng, chuyên làm mịn bề mặt gỗ tự nhiên. Máy nhám thùng thường có 3 kích thước bề rộng phổ biến là 600mm, 900mm và 1300mm.

  • Giấy nhám tròn: Giấy nhám tròn có hình dạng là hình tròn. Có khả năng làm giảm bớt nhiệt năng, từ đó có thể kéo dài thời gian gia công và giúp gia tăng chất lượng bề mặt sau khi chà nhám.
  • Giấy nhám tờ: Giấy ráp tờ thường có kích thước là 230 x 280mm. Nó có chức năng chuyên dụng chà nhám mặt phẳng thu công hoặc dùng với máy rung cầm tay. Được ứng dụng phổ biến trong quá trình sơn PU. 

  • Nhám xếp: Nhám xếp cũng là một dạng của vải nhám. Chúng có dạng hình tròn và được cắt ra từng miếng rồi xếp lại với nhau. 

Phân loại theo đặc tính

  • Giấy Glass Paper: Còn biết đến với tên gọi là giấy đá lửa. Loại giấy này có trọng lượng rất nhẹ và thường có màu vàng nhạt. Giấy Glass Paper dễ phân hủy và rất hiếm khi sử dụng cho quá trình chế biến gỗ.
  • Giấy Garnet: Thường có màu nâu đỏ. Nó được sử dụng phổ biến trong chế biến gỗ. Giấy Garnet có cấu tạo với lớp cát không quá dày, thích hợp với công đoạn chà nhám sản phẩm lần cuối trước khi sơn.

  • Giấy Oxi nhôm (Aluminium Oxide) là một loại giấy được dùng phổ biến trong ngành chế biến gỗ và thường được sử dụng trong điện máy đánh nhám. Oxide Nhôm bền hơn so với giấy Garnet nhưng hiệu quả chất lượng của nó không cao bằng Glasspaper.
  • Silicon Carbide: Thường có màu xám tối hoặc màu đen. Đây là loại giấy được sử dụng phổ biến trong công đoạn hoàn thiện kim loại hoặc dùng để “ướt chà nhám”. Được sử dụng như là một chất bột bôi trơn. Tuy nhiên, trên thực tế loại giấy nhám này không được sử dụng nhiều trong chế biến gỗ.
  • Giấy nhám gạch: Còn có tên tiếng Anh là Ceramic Sandpaper. Được làm bằng một số chất mài mòn bền nhật hiện nay. Và có thể loại bỏ đáng kể bề mặt nguyên liệu một cách nhanh chóng.
  • Giấy giáp hạt Zirconia: Có độ sắc bén và sự bền bỉ cao. Đây là sản phẩm được kết hợp giữa hai loại hạt Aluminium và Silicon. Thường được sử dụng để mài các sản phẩm từ inox. Giấy nhám hạt Zirconia có giá thành cao hơn so với các loại khác.

Phân loại giấy nhám theo độ cát

Độ nhám là gì?

Độ nhám (Hay còn có tên là độ hạt nhám) là thuật ngữ dùng để chỉ độ thô mịn của bề mặt giấy nhám. Ký hiệu độ nhám:  #, P, A, AA hay còn gọi là Grit.

Grit nghĩa là tỷ lệ các hạt cát mài mòn (Abrading) trên bề mặt giấy nhám. Giấy nhám thường được xếp loại dựa trên tiêu chí này. Độ grit tỷ lệ thuật với số lượng hạt cát. Tức là độ grit càng cao thì số lượng hạt cát càng dày và độ ma sát càng lớn. Do đó các bạn cần chú ý để lựa chọn giấy nhám cho đúng nhu cầu sử dụng.

Các loại độ nhám

  • Độ nhám thô: P40, P60, P80, P100, P120

  • Độ nhám trung bình: P150, P180, P220, P240, P320, P400, P500, P600, P800
  • Độ nhám mịn: P1000, P1200, P1500, P2000, P2500
  • Độ nhám siêu mịn: P3000, P4000, P5000, P6000, P7000, P8000

Công dụng của từng loại độ nhám

  • Giấy nhám có độ hạt P40, P60, P80: Phù hợp với việc đánh trên các bề mặt gồ ghề như bề mặt gỗ cứng. Nó không thích hợp để đánh trên bề mặt nhẵn trước khi sơn.
  • Giấy nhám độ hạt P100, P120, P150, P180, P220: Được sử dụng phổ biến để chà nhám chà gỗ để chuẩn bị hoàn thiện. Không phù hợp sử dụng cho việc loại bỏ venci hoặc sơn từ gỗ, sử dụng để làm sạch vữa và vết bẩn.
  • Giấy nhám độ hạt P400, P500, P600: Được sử dụng để đánh giai đoạn đầu của công đoạn đánh bóng bề mặt nhưng chưa cần quá mịn. 

  • Giấy nhám độ hạt P800, P1000, P1200: Được dùng để chà nhám vào giai đoạn cuối cùng của việc hoàn thiện, đánh bóng cuối cùng của gỗ.
  • Giấy nhám độ hạt P1500, P2000, P2500: Thích hợp sử dụng để tăng cường độ bóng cho giai đoạn hoàn thiện và yêu cầu có độ bóng mịn cao.

Cách sử dụng giấy nhám

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giay nham khác nhau. Được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn riêng và đáp ứng với từng mục đích khác nhau trong từng ngành nghề. Có loại giấy nhám khô, giấy nhám ướt và có loại kết hợp cả hai trạng thái ướt và khô. Do đó, bạn nên lựa chọn đúng giấy nhám phục vụ cho mục đích của mình.

  • Giấy nhám độ hạt P800, P1000, P1200: Được dùng để chà nhám vào giai đoạn cuối cùng của việc hoàn thiện, đánh bóng cuối cùng của gỗ.
  • Giấy nhám độ hạt P1500, P2000, P2500: Thích hợp sử dụng để tăng cường độ bóng cho giai đoạn hoàn thiện và yêu cầu có độ bóng mịn cao.

Cách sử dụng giấy nhám

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại giay nham khác nhau. Được sản xuất dựa trên tiêu chuẩn riêng và đáp ứng với từng mục đích khác nhau trong từng ngành nghề. Có loại giấy nhám khô, giấy nhám ướt và có loại kết hợp cả hai trạng thái ướt và khô. Do đó, bạn nên lựa chọn đúng giấy nhám phục vụ cho mục đích của mình.

  • Trong trường hợp thao tác bằng máy: Cần đảm bảo các khớp nối của máy đã đủ chặt. Sao cho các bộ phận không bị văng ra ngoài và gây ra các tai nạn lao động, tổn thương đến sức khỏe và tính mạng của người thực hiện.

Trên đây là toàn bộ thông tin về giấy nhám. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx
Kim khí Hoàng Sơn

Vận chuyển miễn phí

Hóa đơn trên 5 triệu
Kim khí Hoàng Sơn

Đổi trả miễn phí

Trong vòng 7 ngày
Kim khí Hoàng Sơn

100% Hoàn tiền

Nếu sản phẩm lỗi
Kim khí Hoàng Sơn

Hotline: 0978617939

Hỗ trợ 24/7
Ẩn so sánh
Messenger